Chắc hẳn trong thời gian này nhiều bạn đang chuẩn bị bước chân vào cánh cổng đại học nhưng vẫn còn khá mông lung việc chọn khối thi đúng không? Nếu bạn theo đuổi khối ngành kinh tế và muốn tìm hiểu ngành quản trị kinh doanh thi khối nào thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của exxit.org nhé
I. Quản trị kinh doanh là gì?
Trước khi biết quản trị kinh doanh thi khối nào, bạn cần có cái nhìn tổng quan về ngành nghề này. Theo đó, quản trị kinh doanh được hiểu là công việc thực hiện các hành vi, hoạt động kinh doanh nhằm duy trì và phát triển hệ thống kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. Việc quản trị này bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống và các quy trình để tối ưu hóa hiệu suất của hoạt động kinh doanh.
Do đó, người làm quản trị kinh doanh đóng vai trò lớn trong việc điều hành, quản lý doanh nghiệp cũng như đưa ra các quyết định, tổ chức nguồn nhân lực hiệu quả đến hướng tới mục đích chung là sự phát triển của công ty. Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp mong muốn tìm được bộ phận quản trị kinh doanh có thể tiến hành được những công việc này.
II. Quản trị kinh doanh thi khối nào?
Đối với những bạn học sinh cấp 3 đang chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT Quốc gia thì việc chọn cho mình khối để ôn thi là điều rất được quan tâm. Trong đó, quản trị kinh doanh thi khối nào là chủ để được nhiều trao đổi nhất. Như trong các bài viết trước về ngành quản trị kinh doanh như quản trị kinh doanh ra làm gì… chúng tôi đã nói qua, ngành này phù hợp với những bạn năng động, yêu thích kinh doanh và muốn thử sức mình với vai trò là nhà quản lý.
Các khối chuyên ngành quản trị kinh doanh bao gồm:
Khối A00 là Toán – Lý – Hóa
Khối A01 là Toán – Lý – Anh
Khối D01 là Toán – Văn – Anh.
Như vậy, để có thể thi tuyển vào ngành quản trị kinh doanh, bạn cần phải ôn luyện, trau dồi kiến thức các môn chính là Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa để có được tâm thế sẵn sàng tham gia kỳ thi đại học. Hãy chọn cho mình tổ hợp môn thi mà bạn thấy tự tin nhất nhé.
III. Điểm chuẩn ngành quản trị kinh doanh một số trường đại học
Sau khi có được lời giải đáp cho vấn đề quản trị kinh doanh thi khối nào thì chắc chắn nhiều bạn sẽ lo lắng về khung điểm chuẩn của ngành.
Dưới đây chính là mức điểm chuẩn ngành quản trị kinh doanh tại một số trường đại học trọng điểm năm vừa qua. Hãy nhìn vào đó để xác định bản thân đang ở mức nào và cố gắng ôn thi thật tốt để đạt được mục tiêu cao hơn nhé.
Ngành quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế quốc dân có mức điểm chuẩn là 27.20. Theo khảo sát, đây là trường có điểm đầu vào cao và để có thể học ngành quản trị kinh doanh tại ngôi trường này, bạn phải đạt trung bình trên 9 điểm mỗi môn.
Với trường Đại học Thương mại, mức điểm chuẩn ngành này là 25.8. Còn Học viện Tài Chính là 25.5…
Ngoài ra còn một số trường có thang điểm chuẩn ngành quản trị kinh doanh thấp hơn (từ 14 điểm trở lên) là đại học Phương đông, đại học Mở…
Bởi quản trị kinh doanh còn là lĩnh vực tương đối rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực nhỏ bên trong. Điều này phần nào cũng gây ra một số khó khăn cho các bạn sinh viên khi chọn ngành này. Chính vì vậy, các cơ sở đào tạo thường chia quản trị kinh doanh thành nhiều chuyên ngành nhỏ tạo nhiều cơ hội cho các bạn sinh viên hơn.
Qua đây, bạn có thể lựa chọn cho mình môi trường đào tạo thích hợp với năng lực của bản thân. Nếu khả năng học tập hay mức điểm của bạn có thể thấp hơn so với ngôi trường mong muốn thì hãy cố gắng hết mình nhé.
IV. Cơ hội nghề nghiệp ngành quản trị kinh doanh thế nào?
Song song với vấn đề quản trị kinh doanh thi khối nào thì các bạn học sinh cũng rất quan tâm tới cơ hội việc làm của ngành nghề này. Theo đó, với các bạn tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh sẽ có nhiều cơ hội việc làm ở các doanh nghiệp, cơ quan trong và người nước. Bạn cũng có thể đảm nhận được nhiều vị trí công việc khác nhau như sau.
1. Chuyên viên quản trị chất lượng
Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, bạn có thể trở thành một chuyên viên quản trị chất lượng tốt. Với vị trí này, bạn có thể đảm nhiệm các công việc như lên kế hoạch quản lý chất lượng kinh doanh, thực hiện các kế hoạch đó theo mục tiêu đã đề ra. Đồng thời, kiếm soát và theo dõi mức độ hoàn thành công việc, rút ra những bài học cho doanh nghiệp.
2. Giảng viên đại học ngành quản trị kinh doanh
Nếu là người có khả năng truyền đạt tốt, ngôn ngữ linh hoạt, kết quả học tập tốt và yêu thích môi trường sư phạm thì bạn còn có cơ hội được trường mời ở lại dể dạy, truyền đạt cho các học sinh khóa sau.
Công việc giảng dạy trong trường còn giúp bạn quen biết với nhiều sinh viên, thầy cô trong nghề và đây có thể là đối tượng giúp đỡ bạn trong các dự án, công việc sau này.
3. Quản trị nhân lực
Trong kinh doanh, yếu tố con người quyết định phần lớn tới sự thành công của công ty. Và người quản trị nhân sự chính là nhân tố giúp công ty sắp xếp, bố trí nhân viên cho từng bộ phận, phòng ban cũng như phân chia công việc, nhiệm vụ một cách hiệu quả.
Ngoài một số công việc nêu trên, những người học quản trị kinh doanh còn có thể làm trường phòng ở các bộ phận kinh doanh, thậm chí thăng tiến lên vị trí giám đốc của các tập đoàn, doanh nghiệp nếu bạn là người có khả năng làm việc tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thành lập công ty riêng cho mình để tự điều hành, quản lý và hoạt động.
Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng rằng các bạn có vạch ra được định hướng cho việc học tập của bạn thân cũng như có thêm kiến thức tổng quát về vấn đề quản trị kinh doanh thi khối nào. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi về ngành nghề đang hot này nhé.